21.07.2021

Sơ lược về hành trình phát triển cà phê Việt Nam

Cà phê Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về tổng sản lượng. Hãy cùng Hương Bảo tìm hiểu về hành trình phát triển và khẳng định vị thế trên thị trường thế giới của cà phê Việt Nam.

 

Cà phê Việt Nam

Cà phê Việt Nam

1. Lịch sử cà phê Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, với những vùng đất và khí hậu thuận lợi phát triển nông nghiệp.

Năm 1857, cà phê Arabica (cà phê chè) được các nhà truyền giáo người Pháp đem đến Việt Nam, trồng tại nhà thờ công giáo các tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Sau đó, cây cà phê Arabica được trồng lan rộng ở các tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình và miền nam ở các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tây Nguyên được phát hiện là nơi có điều kiện thích hợp nhất để trồng cà phê.

 

Lịch sử cà phê Việt Nam 

Lịch sử cà phê Việt Nam

Năm 1908, cà phê Robusta (cà phê vối) và cà phê Exelsa (cà phê mít) được đưa vào Việt Nam. Sau đó, người Pháp mang thêm nhiều giống cà phê khác từ Congo đến trồng ở Tây Nguyên, Việt Nam.

Đến năm 1986, diện tích sản xuất cà phê ngày càng tăng, nhưng chậm và cho sản lượng thấp. Kể từ năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã tập trung nguồn lực đầu tư vào ngành cà phê, hướng tới mục tiêu đưa cà phê trở thành ngành nông nghiệp mũi nhọn. Ngoài các nông trường quốc doanh, Chính phủ khuyến khích các hộ gia đình cá nhân trồng cà phê. Kết quả là, sản xuất cà phê của Việt Nam phát triển vượt bậc cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất cà phê Robusta lớn nhất về diện tích và năng suất, và được nhiều nơi biết đến với hương vị mạnh mẽ của thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột.

Vào cuối những năm 90, Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á và thứ hai trên thế giới, sau Brazil.

>> Tìm hiểu thêm về cách phân biệt cà phê Arabica và cà phê Robusta

2. Các loại cà phê và vùng trồng ở Việt Nam

Sản lượng cà phê Việt Nam chủ yếu tập trung vào cà phê Robusta. Cà phê Robusta chiếm 97% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê, còn lại là cà phê Arabica. Cà phê Robusta có khả năng chống sâu bệnh tốt hơn so với cà phê Arabica. Ngoài ra, khi điều kiện phân bón và nguồn nước thay đổi không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cây trồng, trong khi sức khỏe của cây cà phê Arabica có thể bị tổn hại đáng kể.

Vùng trồng cà phê ở Việt Nam

Vùng trồng cà phê ở Việt Nam

2.1 Cà phê Robusta Việt Nam

Cà phê Robusta được trồng ở vùng cao và đồng bằng, có thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và ánh nắng trực tiếp yếu, với nhiệt độ từ 24°C đến 26°C, chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Đắk Nông, Gia Lai và Kon Tum.

Phần lớn các giống cà phê Robusta hiện đang được trồng ở Việt Nam gồm hai loại chính có nguồn gốc từ đảo Java của Indonesia. Loại thứ nhất là giống cà phê Robusta nguyên bản, có hạt nhỏ, chất lượng cao được trồng ở một số vùng, nhưng diện tích trồng hạn chế do năng suất thấp, khả năng chống chịu sâu bệnh yếu. Loại thứ hai là những giống được gọi là cà phê Robusta năng suất cao. 

Cà phê Robusta Việt Nam

Cà phê Robusta Việt Nam

Từ đầu những năm 1990, khi cà phê được trồng rộng rãi ở các tỉnh Tây Nguyên, các viện nghiên cứu cây giống nông nghiệp, đặc biệt là Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI), đã nghiên cứu lai và ghép các giống Robusta khác nhau. Các nhà nghiên cứu đã tạo ra hàng chục giống Robusta mới sinh trưởng khỏe mạnh, thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu, khả năng chống sâu bệnh cao và năng suất cao từ 3,5 tấn/ha trở lên. Ba trong số những giống cà phê Robusta này được ưa chuộng và trồng rộng rãi. Các giống Robusta mới của Việt Nam có tổng số điểm từ 70/100 trở lên, là loại cà phê chất lượng cao ở theo với tiêu chuẩn của Hiệp hội Cà phê Đặc Sản Quốc Tế (SCA).

2.2 Cà phê Arabica Việt Nam

Cà phê Arabica thích hợp trồng ở các vùng núi cao, nơi có nhiệt độ từ 20°C đến 22°C và lượng mưa hàng năm từ 1300–1900mm, được trồng tại Đà Lạt, Điện Biên, Nghệ An, Sơn La và Quảng Trị… Đà Lạt được xem là “thiên đường” đối với Arabica Việt Nam, nhờ vào độ cao và khí hậu mát mẻ quanh năm.

Phần lớn cà phê Arabica được trồng ở Việt Nam là giống Catimor với năng suất cao, khả năng chống chịu và phát triển tốt. Cà phê Catimor là một giống lai giữa Timor (Robusta) và Caturra (Arabica). Một số giống cà phê Arabica chất lượng cao như Bourbon và Typica cũng được đưa vào trồng ở một số trang trại nhỏ.

Cà phê Arabica Việt Nam

Cà phê Arabica Việt Nam 

Song song với các giống Robusta, trong hơn hai mươi năm qua, các nhà nghiên cứu Việt Nam đã lai, ghép nhiều loại giống cà phê Arabica mới thích nghi với thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, năng suất cao và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Theo tiêu chuẩn Hiệp hội Cà phê Đặc Sản Quốc Tế (SCA), chất lượng của một số giống cà phê Arabica mới đạt trên 80/100 điểm, và được xếp loại cà phê đặc sản. Các giống cà phê Arabica này sau khi thay thế Catimor sẽ giúp nâng cao chất lượng cà phê Arabica Việt Nam. Tại cuộc thi Cà Phê Rang Xay Quốc Tế lần thứ nhất được tổ chức tại Paris vào năm 2015, công ty cổ phần cà phê SOBICA Việt Nam được trao Huy chương Bạc cho sản phẩm cà phê AROMA (hỗn hợp ba loại cà phê Arabica ngon nhất của Việt Nam) và Huy chương Đồng cho sản phẩm cà phê thâm canh (hỗn hợp Arabica Bourbon từ Cầu Đất - Đà Lạt và Robusta từ Buôn Ma Thuột).

3. Định hướng phát triển cà phê Việt Nam

 Từ năm 1986 đến năm 2016, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng gần 100 lần, từ 18.400 tấn (năm 1986) lên 900.000 tấn (năm 2000) và đạt 1,76 triệu tấn vào năm 2016. Ngay cả khi sụt giảm một chút vào năm 2020, Việt Nam vẫn giữ vững vị trí là nước có sản lượng cà phê lớn thứ hai trên thế giới, sau Brazil. Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (MARD), Việt Nam chiếm 18,2% thị phần cà phê toàn cầu, chỉ gần bằng một nửa so với 36,8% của Brazil, nhưng nhiều hơn gấp đôi so với nước thứ ba là 8,1% của Colombia. 

Chìa khóa thành công của ngành cà phê Việt Nam là tập trung vào các giống cà phê Robusta. Cà phê Robusta có giá trị thương phẩm thấp hơn so với cà phê Arabica. Tuy nhiên, cà phê Robusta dễ trồng hơn và chi phí sản xuất thấp hơn so với cà phê Arabica. 

Với năng suất trung bình khoảng 2,3 tấn/ha, Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất cà phê với năng suất cao.

Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á và thứ hai trên thế giới

Việt Nam trở thành nước sản xuất cà phê hàng đầu ở Đông Nam Á và thứ hai trên thế giới

Tuy nhiên, ngành cà phê Việt Nam buộc phải nhìn đến tương lai để giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu, tình trạng dễ bị tổn thương về môi trường và kinh tế. Nghiên cứu gần đây cho thấy ngành cà phê của Việt Nam sẽ phải nhanh chóng thích ứng với khí hậu khô hơn, nóng hơn vì mùa mưa của vùng trồng cà phê chính của đất nước dự kiến sẽ ngắn lại và vùng khí hậu thích hợp cho sản xuất cà phê sẽ thu hẹp lại.

Năm 2014, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Quy hoạch phát triển ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.  Kế hoạch tập trung vào việc nâng cao chất lượng, cải thiện lĩnh vực chế biến và khuyến khích các phương thức sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường hơn.

Để nâng cao thương hiệu cà phê Việt Nam và đáp ứng nhu cầu thưởng thức cà phê chất lượng cao trên toàn thế giới, Chính phủ Việt Nam cũng đã xây dựng chương trình phát triển cà phê Arabica bền vững, cung cấp kiến thức và thực hành cho nông dân với sự tham vấn của nhiều chuyên gia, cơ quan quản lí. Nhờ những điều kiện thuận lợi ở các tỉnh Tây Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, sản lượng cà phê Arabica đã tăng lên đáng kể trong những thập kỷ gần đây và hiện chiếm gần 10% tổng diện tích cà phê của Việt Nam, tăng từ 30.000 ha lên 60.000 ha kể từ năm 2014.

4. Tổng quan

Cà phê Việt Nam

Cà phê Việt Nam

Hiện nay, Cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang 90 quốc gia trên thế giới. Các thị trường tiêu thụ truyền thống của cà phê Việt Nam là Châu Âu và Hoa Kỳ. Người dân châu Á có truyền thống uống trà, nhưng tiêu thụ cà phê đã phát triển mạnh trong những năm gần đây và sự hiện diện của các chuỗi cửa hàng cà phê đã dẫn đến việc hình thành một nền văn hóa cà phê lớn và đang phát triển. Kết quả là khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang châu Á đã tăng lên đáng kể.

Với vị trí đứng thứ hai trên thế giới về tổng sản lượng cà phê, Việt Nam cùng với Brazil là hai quốc gia cung cấp hơn một nửa sản lượng cà phê thế giới, đóng vai trò quan trọng trong thị trường cà phê toàn cầu. Những định hướng phát triển cho thấy cà phê Việt Nam hy vọng sẽ duy trì và nâng cao vị thế về sản lượng và chất lượng trên thị trường thế giới.

Cà phê là một trong những nhóm sản phẩm Đặc Sản Việt Nam được yêu thích tại Hương Bảo. Với góc nhìn khái quát về hành trình phát triển, hi vọng bạn sẽ thêm yêu mến cà phê Việt Nam và có thêm nhiều lựa chọn khi thưởng thức.

>> Xem thêm các loại cà phê Việt Nam tại Hương Bảo

 

 

 

Nguồn tham khảo:

http://www.vicofa.org.vn/country-coffee-profile-vietnam-bid385.html

https://perfectdailygrind.com/2021/12/a-breakdown-of-vietnamese-coffee-producing-regions/

https://vietnamcredit.com.vn/news/overview-of-vietnams-coffee-industry_14184 

https://www.globalcoffeeplatform.org/latest/2021/national-sustainability-curriculum-for-arabica-in-vietnam-set-to-boost-quality-and-value/