21.07.2021

Yến sào là gì? Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe trong y học cổ truyền và nghiên cứu y học hiện đại

Yến sào là loại thực phẩm bổ dưỡng, được ghi nhận sử dụng từ hơn một nghìn năm trước với những về lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe trong y học cổ truyền. Ngày nay, y học hiện đại đã và đang nghiên cứu về tác dụng của yến sào cùng ứng dụng phát triển sản xuất các chế phẩm chiết xuất từ yến sào. Hãy cùng Hương Bảo tìm hiểu yến sào là gì và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của yến sào.

 

 

Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của yến sào

Những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của yến sào

1. Yến sào là gì?

Yến sào là loại thực phẩm thường được dùng như một món ăn ngon, một loại thuốc bổ có lợi cho sức khỏe, phổ biến với món súp tổ yến chưng với đường phèn.

Việc sử dụng yến sào được ghi nhận từ hơn một nghìn năm trước, trong thời nhà Đường (năm 618 – 907), được xem là loại thực phẩm thượng hạng dùng phục vụ cho các hoàng đế Trung Quốc. Vào cuối nhà Minh (năm 1405-1433) và đầu triều đại nhà Thanh (năm 1644-1911), yến sào được y học cổ truyền Trung Quốc ghi nhận là một trong 4 loại thuốc bổ tuyệt vời. Sau đó, yến sào được đem đến nhiều nước phương Tây và trở nên nổi tiếng vào thế kỷ 19.

Sự khan hiếm cùng những ghi nhận về giá trị dinh dưỡng, lợi ích sức khỏe trong y học cổ truyền, yến sào được xem là món ăn thượng hạng, biểu tượng của địa vị xã hội, sự giàu có và quyền lực trong xã hội Trung Quốc cổ đại.

Yến sào được xem là món ăn ngon, loại thuốc bổ có lợi cho sức khỏe

Yến sào được xem là món ăn ngon, loại thuốc bổ có lợi cho sức khỏe

Vậy yến sào là gì?

Yến sào là tổ chim yến. Từ “sào” trong yến sào có nghĩa là “tổ”.

Yến sào (tổ yến) được tạo ra từ nước bọt của chim yến. Vào mùa sinh sản, chất dịch glycoprotein mucin được tiết ra nhiều hơn từ hai tuyến dưới lưỡi chim yến cùng với lông tơ tạo nên tổ yến vững chắc.

Sự phát triển và sinh sản của chim yến đòi hỏi điều kiện môi trường thích hợp với độ ẩm khoảng 80-90%, nhiệt độ từ 26-35°C với đủ nguồn thức ăn. Có khoảng 96 loài chim yến. Tuy nhiên, yến sào được thu hoạch chỉ từ hai loài thuộc chi Aerodramus: chim yến trắng (Aerodramus fuciphagus) và chim yến đen (Aerodramus maximus) với tập tính làm tổ bằng nước bọt thay vì rơm rạ, nhành cây. Hai loài chim yến này chủ yếu được tìm thấy ở các nước Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Việt Nam, Philippines, Campuchia và khu vực phía Nam của Trung Quốc. 

Trước đây, yến sào chỉ được tìm thấy trong các hang động, vách đá. Sự khan hiếm và vị trí tổ yến đòi hỏi người thu hoạch phải có kỹ năng cao, đã tạo nên giá trị thương mại cao của yến sào. Trong thời gian gần đây, yến sào còn được thu hoạch trong các nhà yến nhân tạo. Nhà nuôi yến được xây dựng mô phỏng với độ ẩm, ánh sáng, và âm thanh tương tự môi trường hang động tự nhiên nhằm thu hút chim yến vào làm tổ.

Chất lượng, thành phần và giá trị dinh dưỡng trong yến sào có thể khác nhau tùy theo loài yến, điều kiện môi trường sống, vị trí địa lý và mùa thu hoạch.

Yến sào (tổ yến) được tạo ra từ nước bọt của chim yến

Yến sào (tổ yến) được tạo ra từ nước bọt của chim yến

2. Tác dụng của yến sào theo y học cổ truyền 

Yến sào được sử dụng từ hơn một nghìn năm trước tại Trung Quốc. Yến sào có vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận được dùng như một loại thuốc bổ.

Yến sào có vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận được dùng như một loại thuốc bổ

Yến sào có vị ngọt, tính bình, vào phế, vị và thận được dùng như một loại thuốc bổ

Theo y học cổ truyền, yến sào có tác dụng:

  • Bổ sung dinh dưỡng, giảm mệt mỏi, cải thiện suy nhược, phục hồi sức khỏe.
  • Điều trị bệnh lao, giảm hen suyễn, ho khan, ho ra máu, cải thiện giọng nói, khó thở, suy nhược chung của bệnh phế quản.
  • Giảm các chứng rối loạn, viêm loét dạ dày.
  • Cải thiện chức năng thận.
  • Ngăn ngừa lão hóa.
  • Cải thiện làn da và giúp sáng da.
  • ...

Theo y học cổ truyền, yến sào có thể thúc đẩy “Khí”, tương ứng với các chức năng của phổi/ hô hấp, và do đó cải thiện độ khỏe mạnh của làn da. Đến nay, yến sào vẫn được sử dụng ở nhiều nơi trên thế giới vì các giá trị dinh dưỡng và y học của nó.

3. Tác dụng của yến sào trong nghiên cứu y học hiện đại

Với những ghi nhận về lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe trong y học cổ truyền, yến sào đã và đang được nghiên cứu trong y học hiện đại về thành phần, cơ chế tạo nên tác dụng của yến sào cùng sự ứng dụng, phát triển sản xuất các chế phẩm chiết xuất từ yến sào.

3.1. Yến sào dùng để bổ sung dinh dưỡng, phục hồi sức khỏe

Yến sào có giá trị dinh dưỡng cao. Theo các nghiên cứu, yến sào bao gồm 40-60% protein, 20-30% carbonhydrate, 10-15% nước và các vi lượng như canxi, natri, magiê, kẽm, mangan và sắt. Do đó, yến sào được dùng để cải thiện suy nhược, phục hồi sức khỏe sau bệnh, phẫu thuật.

Yến sào được xem là loại thực phẩm rất giàu protein. Trong 20 loại axit amin tham gia cấu thành nên protein trong cơ thể con người, 18 loại axit amin được phát hiện trong yến sào. Chúng bao gồm 9 loại axit amin thiết yếu cho sự phát triển và phục hồi mô ở cơ thể con người. Trong số 9 axit amin thiết yếu, 2 loại axit amin lysine và trytophan hầu như không có trong protein thực vật. Vì vậy, yến sào được xem là nguồn cung cấp protein đầy đủ cho người ăn chay.

Yến sào được dùng để cải thiện suy nhược, phục hồi sức khỏe sau bệnh, phẫu thuật

Yến sào được dùng để cải thiện suy nhược, phục hồi sức khỏe sau bệnh, phẫu thuật

3.2. Yến sào có tác dụng kháng vi-rút, kháng khuẩn 

Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm. Đã có các nghiên cứu về hiệu quả điều trị kháng virus của yến sào và chứng minh có thể ức chế hiệu quả sự lây nhiễm cúm. 

Axit sialic với dạng chính là axit N-acetylneuraminic (NANA) và các chất dẫn xuất trong yến sào được cho rằng có khả năng đóng góp vào tác dụng kháng virus, ức chế sự lây lan virus cúm ở người và động vật. 

3.3. Yến sào có tác dụng tăng cường miễn dịch

Yến sào được cho rằng sở hữu các đặc tính tăng cường miễn dịch bằng cách điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên các nghiên cứu về tác động của yến sào đối với việc điều hòa miễn dịch còn hạn chế và cần được tìm hiểu thêm về cơ chế của tác dụng kích thích miễn dịch. 

 Yến sào có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

Yến sào có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch

3.4. Tác dụng tăng trưởng và tái tạo mô, chữa lành vết thương của yến sào

Các nghiên cứu đã cho thấy yến sào có tác dụng trong chữa lành vết thương. Những nghiên cứu này chỉ ra rằng yến sào có khả năng cải thiện tình trạng viêm do TNF-α / IFN-γ kích thích, cũng như vết thương, dẫn đến tốc độ chữa lành nhanh hơn.

Trong các nghiên cứu tác động đối với hệ thống sinh sản ở phụ nữ, yến sào cũng cho thấy tiềm năng trong việc cải thiện quá trình cấy ghép phôi và làm tăng tỷ lệ mang thai thành công.

3.5. Yến sào có tác dụng chăm sóc mắt

Yến sào cho thấy tiềm năng lớn trong tăng cường phục hồi tế bào khỏi bị hư hại thông qua tác dụng tăng sinh tế bào cao hơn và duy trì hoạt động thích hợp trong việc chữa lành vết thương của các mô giác mạc.

3.6. Tác dụng chống ung thư của yến sào

Thuốc bổ sung và thay thế (CAM - Complementary and Alternative Medicine) là một nhánh của hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe. Thuốc bổ sung và thay thế (CAM) bao gồm các phương pháp và liệu pháp chữa bệnh mà trước đây chưa có trong y học phương Tây thông thường.

Vậy bệnh nhân ung thư có nên sử dụng yến sào như loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng?

Việc sử dụng thuốc bổ sung và thay thế (CAM) khá phổ biến đối với bệnh nhân ung thư. Đã có những ghi nhận việc sử dụng yến sào trong thuốc bổ sung và thay thế (CAM) cho bệnh nhân ung thư người lớn ở Singapore. Báo cáo này cho thấy những ưu điểm của yến sào như một loại thuốc bổ sung và thay thế (CAM) trong việc cải thiện sức khỏe bệnh nhân ung thư.

Tuy nhiên, có các nghi vấn liên quan đến sử dụng yến sào trong điều trị ung thư. Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF - Epidermal growth factor) được biểu hiện nhiều trong một số tế bào khối u. Nhưng kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự tăng trưởng đáng kể nào được quan sát thấy ở cả 4 dòng tế bào ung thư được chọn để kiểm tra ảnh hưởng khi điều trị bằng yến sào. Người ta cho rằng hàm lượng EGF trong yến sào có thể quá thấp để gây ra sự phát triển của ung thư.

Các nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá khả năng chống ung thư của yến sào vẫn chưa được thực hiện và thử nghiệm trên tất cả các loại tế bào ung thư. Dựa trên các tài liệu được tìm thấy, hầu hết các nghiên cứu đều sơ bộ và quan trọng là yến sào phải được sàng lọc trên một loạt các dòng tế bào ung thư để có thể đưa ra tài liệu kết luận về khả năng chống ung thư. Cần có những nghiên cứu sâu hơn để làm sáng tỏ vai trò chính xác của các thành phần trong yến sào đối với tế bào ung thư. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến chuyên gia về sử dụng yến sào kết hợp với điều trị các bệnh ung thư.

3.7. Yến sào có tác dụng tái tạo xương, bảo vệ sức khỏe xương khớp

Xương là cấu trúc cứng bên trong cơ thể con người, tạo thành một phần của hệ thống khung xương. Chúng rất quan trọng đối với hệ thống hỗ trợ và bảo vệ các cơ quan quan trọng khác nhau trong cơ thể. Ngoài ra, xương đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất các tế bào bạch cầu và hồng cầu, lưu trữ khoáng chất và tham gia vào việc điều chỉnh các chuyển động và vận động của cơ thể.

Viêm xương khớp là một rối loạn thoái hóa hình thành do sự suy thoái của các khớp bao gồm sụn khớp và xương dưới sụn. Người ta cho rằng trong yến sào chứa một số thành phần hoạt tính có thể giảm thiểu sự xuất hiện của viêm khớp và góp phần tái tạo sụn. 

Do đó, yến sào có tiềm năng lớn như một chất dinh dưỡng bổ sung dùng cho bệnh viêm xương khớp. 

Ngoài ra phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh, hormone estrogen suy giảm là nguyên nhân chính gây loãng xương nhanh chóng. Yến sào được cho là có hiệu quả trong việc giúp ngăn ngừa loãng xương.

Yến sào có thể giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh viêm khớp, ngăn ngừa loãng xương

Yến sào có thể giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh viêm khớp, ngăn ngừa loãng xương

3.8. Yến sào có tác dụng chống oxy hóa

Stress oxy hóa là sự mất cân bằng giữa các gốc tự do và chất chống oxy hóa trong cơ thể, dẫn đến các hoạt động trao đổi chất trong cơ thể diễn ra không thuận lợi, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, gây ra những bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường,... Ngoài ra, stress oxy hóa còn có thể dẫn đến thoái hóa thần kinh, phổ biến với bệnh Alzheimer và Parkinson và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, thúc đẩy quá trình lão hóa.

Các loại thực phẩm có chứa các chất chống oxy hóa được ghi nhận hiệu quả trong chống lại tác động gây rối loạn tế bào, dẫn đến stress oxy hóa. 

Yến sào từ lâu đã được cho rằng có chứa các chất chống oxy hóa với nhóm các hợp chất hoạt tính sinh học như axit amin, axit sialic, triacylglycerol, vitamin, lactoferrin, axit béo, khoáng chất và glucosamine. Đặc tính chống oxy hóa của yến sào giúp ngăn ngừa stress oxy hóa, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh thoái hóa thần kinh…

3.9. Yến sào có tác dụng bảo vệ thần kinh

Thoái hóa thần kinh là thuật ngữ về sự mất dần cấu trúc hoặc chức năng của tế bào thần kinh. Một số bệnh như Parkinson, Alzheimer và Huntington xảy ra là hệ quả của quá trình thoái hóa thần kinh. 

Theo nghiên cứu, chiết xuất enzyme từ yến sào có thể có tác dụng bảo vệ thần kinh thông qua việc ức chế chống lại sự thoái hóa tế bào thần kinh. Vì vậy, yến sào có thể đóng vai trò như một giải pháp dinh dưỡng bổ sung hiệu quả, giúp bảo vệ chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến stress oxy hóa. Các nghiên cứu vẫn đang nỗ lực chứng minh về thành phần cụ thể và sự kết hợp các chất có tác dụng bảo vệ thần kinh.

Yến sào giúp bảo vệ chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến stress oxy hóa

Yến sào giúp bảo vệ chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh liên quan đến stress oxy hóa

3.10. Yến sào có tác dụng bảo vệ sức khỏe tim mạch

Yến sào có tác động đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.

Theo các nghiên cứu, các chất chống oxy hóa trong yến sào giúp cải thiện chức năng tế bào β và tín hiệu insulin. Đồng thời, yến sào có vai trò tiềm năng trong việc bảo vệ chức năng nội mô, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Yến sào có tiềm năng trong bảo vệ sức khỏe tim mạch

Yến sào có tiềm năng trong bảo vệ sức khỏe tim mạch

3.11 Yến sào có tác dụng sáng da, ngăn ngừa lão hóa

Yến sào có tác dụng ngăn ngừa lão hóa thông qua các chất chống oxy hóa. Sự mỏng đi của lớp da có liên quan đến quá trình lão hóa da ở người.

Đã có nhiều nghiên cứu có bằng chứng về tác dụng sáng da của yến sào. Các kết quả nghiên cứu phù hợp với các ghi chép văn học Trung Quốc cổ đại về tác dụng cải dụng cải thiện làn da của yến sào. Axit sialic với dạng chính là axit N-acetylneuraminic (NANA) là một trong những hợp chất chính dẫn đến tác dụng sáng da của yến sào. 

4. Những ai không nên dùng yến sào

Yến sào đã và đang được dùng phổ biến vì những ghi nhận về giá trị dinh dưỡng và lợi ích với sức khỏe. Với những người trẻ khỏe mạnh có khả năng hấp thụ tốt thì việc dùng yến sào hàng ngày có thể sẽ không gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, có những người thể trạng không thích hợp dùng yến sào, hoặc sử dụng không hợp lí sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa

Những trường hợp sau đây được khuyến cáo không thích hợp và cần tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe nếu muốn sử dụng yến sào:

  • Người dị ứng với protein: Yến sào rất giàu protein. Vì thế nếu người dị ứng protein có thể bị ảnh hưởng khi dùng yến sào.
  • Người đang bị cảm cúm, sốt, đau bụng: Ở giai đoạn cấp tính của bệnh, chức năng hệ thống miễn dịch sẽ bị suy giảm, dẫn đến các chức năng cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng đặc biệt là đường hô hấp và đường tiêu hóa. Do đó, hãy chỉ dùng yến sào sau giai đoạn cấp tính của bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư: Mặc dù yến sào giàu chất dinh dưỡng, giúp phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên vẫn tồn tại các nghi vấn về tác động đến sự tăng trưởng biểu bì gây ảnh hưởng đến sự gia tăng tế bào khối u. Do đó, nên hỏi ý kiến chuyên gia về sử dụng yến sào kết hợp với điều trị các bệnh ung thư.
  • Người có hệ tiêu hóa hấp thu kém.
  • Trẻ em dưới 7 tháng tuổi hoặc đang sốt cũng không nên sử dụng yến sào.
  • Đối với người cao tuổi, nên lưu ý sử dụng yến sào với tần suất hợp lí. Việc sử dụng yến sào liên tục có thể gây ảnh hưởng không tốt đối với hệ tiêu hóa. 

5. Tổng quan

Yến sào từ lâu đã được sử dụng như loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng chưa từng được ứng dụng như một loại thuốc chữa bệnh. Nguyên nhân do chưa có đầy đủ các nghiên cứu để kết luận cụ thể về tác dụng của yến sào cùng với phát triển các chế phẩm chiết xuất từ yến sào. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu đã cho thấy tiềm năng về tác dụng cải thiện sức khỏe của yến sào.

Với thành phần giàu dinh dưỡng, yến sào vẫn có thể được chứng minh là loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe đã và đang được sử dụng phổ biến. Do nhu cầu sử dụng yến sào ngày càng cao, một số đơn vị đã sản xuất và phân phối các sản phẩm yến sào kém chất lượng, pha trộn các tạp chất gây hại cho sức khỏe vì mục đích lợi nhuận.

Yến sào Hương Bảo

Yến sào Hương Bảo 

 >> Xem thêm sản phẩm Yến Sào Hương Bảo

 

Nguồn tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8089372/

https://www.researchgate.net/publication/317858316_A_Mini_Review_on_Medicinal_Effects_of_Edible_Bird's_Nest

https://www.researchgate.net/publication/332653115_Searching_for_Active_Ingredients_in_Edible_Bird%27s_Nest

https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fphar.2021.746656/full

https://headfoundation.org/2019/01/11/science-sheds-light-on-myths-mysteries-a-case-study-of-edible-birds-nest/

https://www.avianscienceinstitute.com/swiftlet/

https://www.avianscienceinstitute.com/edible-birds-nest-top-7-facts/

https://www.researchgate.net/Edible_Bird's_Nest_an_Asian_Health_Food_Supplement_Possesses_Skin_Lightening_Activities